Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Hai bi kịch lớn dồn dập đổ lên Hải quân Nga: Giấc mộng vùng vẫy đại dương tan vỡ?

Hải quân Nga vừa "cắn răng" đình chỉ hai chương trình tàu chiến lớn của họ. Theo nhà phân tích David Axe trên tạp chí National Interest, điều này không mấy ngạc nhiên. Kremlin đã vật lộn để trang trải ngân sách cho công tác đóng tàu ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 khiến giá dầu rớt xuống dưới 0 USD trong những ngày gần đây.

Cụ thể, theo hãng thông tấn TASS, Bộ Quốc phòng Nga đã đình chỉ chương trình phát triển tàu khu trục hạt nhân đề án 23560 và khinh hạm đề án 22350M.

Hai dự án này đại diện cho những nỗ lực lớn của hải quân Nga nhằm hiện đại hóa lực lượng tàu tuần dương và tàu khu trục viễn dương. Quyết định đình chỉ chúng đã đẩy Hải quân Nga đến gần hơn với viễn cảnh trở thành lực lượng hải quân nước lục (hoạt động ở vùng ven bờ), sau những tác động cộng dồn trong nhiều thập kỷ qua.

Nhà phân tích David Axe cho hay, vấn đề với Nga luôn luôn là "tài chính". Nga thường phân bổ khoảng 70 tỷ USD hàng năm cho lực lượng vũ trang, chỉ bằng 1/10 ngân sách của quân đội Mỹ. Với mức chi tiêu ấy, Moscow không đủ khả năng trang trải để duy trì lực lượng hải quân viễn dương giống như Washington.

Hai bi kịch lớn dồn dập đổ lên Hải quân Nga: Giấc mộng vùng vẫy đại dương tan vỡ? - Ảnh 1.

Mô hình tàu khu trục lớp Lider đề án 23560. Ảnh: Wiki

Tàu khu trục đề án 23560 có lượng giãn nước hơn 10.000 tấn, kích cỡ tương tự như tàu khu trục Zumwalt và tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ, cũng như tàu khu trục Type 055 của hải quân Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu như các loại tàu chiến trên của Mỹ và Trung Quốc sử dụng động cơ đẩy thông thường, thì tàu đề án 23560 của Nga chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đáng lưu ý, 2 tàu tuần dương lớp Kirov (có từ thời Chiến tranh Lạnh) của Nga cũng sử dụng động cơ đẩy hạt nhân.

Trong trang bị của hải quân Nga, những tàu khu trục này sẽ đóng vai trò như kỳ hạm của nhóm các tàu mặt nước vũ trang tên lửa. Vai trò chính của chúng là kiểm soát các vùng biển nhằm bảo vệ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Nga và phòng thủ trước các tàu sân bay của Mỹ.

Đề án 23560 bị đình chỉ trong lúc tuổi thọ phục vụ của các tàu Kirov đang cạn dần. Theo ông Axe, dự đoán trong tương lai gần, hạm đội Nga sẽ phải dựa vào các tàu chiến có kích cỡ nhỏ hơn để hoàn thành vai trò vừa được đề cập ở trên, hoặc họ sẽ phải viết lại học thuyết của mình.

Bi kịch cho hải quân Nga, ngoài đề án 23560, Kremlin còn đình chỉ dự án phát triển một khinh hạm cỡ lớn, có thể hoạt động thay thế cho tàu tuần dương mới. Đề án 22350M là bước phát triển mới của đề án 22350.

Hai bi kịch lớn dồn dập đổ lên Hải quân Nga: Giấc mộng vùng vẫy đại dương tan vỡ? - Ảnh 2.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin ngắm mô hình khinh hạm Admiral Gorshkov đề án 22350 trong lễ đặt ky hai khinh hạm tương lai Admiral Amelko và Admiral Chichagov năm 2019. Ảnh: Sputnik

Khinh hạm Admiral Gorshkov, thuộc đề án 22350, đã được đưa vào biên chế hải quân Nga. Một số tàu khác thuộc đề án này đang trong quá trình thử nghiệm. Mỗi tàu được trang bị tới 72 ống phóng tên lửa thẳng đứng.

Các tàu đề án 22350 có kích cỡ gần bằng một nửa tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ, chỉ có điều vũ trang ít hơn một chút.

Các tàu đề án 22350M sẽ có kích cỡ lớn hơn đề án 22350, đồng thời bổ sung thêm 48 ống phóng tên lửa, cho phép chúng có hỏa lực tương xứng với tàu tuần dương cỡ lớn, mặc dù thua kém về độ bền và khả năng sống sốt.

Hai bi kịch lớn dồn dập đổ lên Hải quân Nga: Giấc mộng vùng vẫy đại dương tan vỡ? - Ảnh 4.

Đồ họa khinh hạm đề án 22350M. Ảnh: mil.today/

Sau khi đình chỉ hai đề án tàu tuần dương và khinh hạm mới, Hải quân Mỹ hiện chỉ còn một số chương trình tàu hộ tống, khinh hạm cỡ nhỏ và tàu dịch thuật ngầm. Khi những con tàu từ thời Chiến tranh Lạnh, như tàu sân bay Admiral Kuznetsov, hết tuổi thọ hoạt động, thành phần của Hải quân Nga sẽ chỉ còn những chiếc tàu mới.

Theo ông Axe, các tàu ngầm của họ vẫn sẽ đủ khả năng triển khai toàn cầu nhưng hạm đội tàu mặt nước, do bị co nhỏ quy mô, sẽ thiếu khả năng thực hiện các chuyến hành trình dài. Thay vào đó, chúng sẽ chỉ hoạt động gần cảng nhà, đảm nhiệm vai trò chủ yếu là phòng thủ và thi thoảng phóng tên lửa hành trình vào những mục tiêu ở xa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét