Quan chức y tế Italy hôm qua cho biết nước này ghi nhận 229 ca nhiễm nCoV, trong đó 7 người đã tử vong. 101 người đang điều trị trong bệnh viện, 27 người được chăm sóc đặc biệt.
Vùng Lombardy, khu vực ở phía bắc Italy với thủ phủ Milan, ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất với 172 trường hợp, trong đó 5 người tử vong. Ít nhất 10 thị trấn miền bắc Italy với dân số khoảng 50.000 người đã bị phong tỏa từ ngày 23/2 để ngăn virus lây lan.
Italy hiện là ổ dịch nCoV lớn thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc và du thuyền Diamond Princess. Chính quyền vùng Lombardy và Veneto, nơi dịch Covid-19 bùng phát và đang lây lan nhanh chóng, đã yêu cầu các trường học ngừng hoạt động trong ít nhất một tuần, đóng cửa bảo tàng, rạp chiếu phim, đồng thời hủy hai ngày cuối của lễ hội Venice.
Người dân đeo khẩu trang ở thành phố Milan hôm 23/2. Ảnh: AFP . |
Hai quan chức Italy hôm qua cho biết nước này vẫn chưa xác định được "bệnh nhân số 0", tức nguồn lây nhiễm bệnh. "Điều quan trọng là phải xác định người đó đến từ đâu và ngăn chặn chuỗi lây nhiễm này", Nott Angelo Borrelli, người đứng đầu cơ quan bảo vệ dân sự của Italy, cho biết.
Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 35 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019. Toàn thế giới ghi nhận hơn 80.000 người nhiễm nCoV, gần 2.700 người chết và hơn 27.000 người bình phục.
Tổ chức Y tế Dịch thuật miền trung tại Đà Nẵng Blog Thế giới (WHO) hôm qua cho biết dịch Covid-19 chưa phải đại dịch nhưng có khả năng trở thành đại dịch nếu các quốc gia không hợp tác để làm chậm sự lây lan. Một nhóm chuyên gia WHO vừa kết thúc nhiệm vụ tại Trung Quốc, báo cáo rằng dịch bệnh đã lên đỉnh điểm từ ngày 23/1 đến ngày 2/2 và số ca bệnh đã giảm dần, song sự gia tăng đột biến các ca nhiễm ở Hàn Quốc Italy và Iran rất đáng lo ngại.
Huyền Lê (Theo ABC , CNN )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét