Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Những phát hiện khảo cổ nổi bật trên thế giới năm 2019

Đền thờ "thần bọc da người" (Mexico)

Những tượng đá được phát hiện trong đền thờ thần Xipe Totec. Ảnh: Ancient Origins.

Những tượng đá được phát hiện trong đền thờ thần Xipe Totec. Ảnh: Ancient Origins.

Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico lần đầu tiên phát hiện đền thờ Xipe Totec, vị thần của sự sinh sản, mùa xuân và kim khí, trong quá trình khai quật tàn tích Popoloca ở bang Puebla. Xipe Totec được mô tả là vị thần bọc da người vì các thầy tu lột da nạn nhân để hiến tế. Đây là một trong những vị thần quan trọng nhất ở khu vực Mesoamerican thuộc châu Mỹ.

Các chuyên gia tìm thấy hai tảng đá chạm khắc hình hộp sọ cao khoảng 70 cm, nặng 200 kg và một tảng đá khắc họa phần thân của thần Xipe Totec. Phát hiện mới sẽ giúp các nhà sử học hiểu thêm về tôn giáo thời kỳ trước khi Tây Ban Nha đô hộ (trước năm 1521), nhất là về vị thần này.

Lăng mộ 2.000 năm chứa 50 xác ướp (Ai Cập)

Xác ướp trong lăng mộ 2.000 năm tuổi Ảnh: AP Photo/Roger Anis.

Xác ướp trong lăng mộ 2.000 năm tuổi Ảnh: AP Photo/Roger Anis.

Các nhà khảo cổ tìm thấy lăng mộ của vương triều Ptolemaic, tồn tại từ năm 323 - 30 trước Công nguyên, tại Minya, phía nam Cairo. Hàng chục xác ướp, trong đó có 12 trẻ em, được đặt trong 4 hầm chứa sâu 9 m. Đây cũng là phát hiện khảo cổ đầu tiên của Ai Cập trong năm 2019.

Một số xác ướp được bọc bằng vải lanh, số khác đặt trong quan tài đá hoặc quách gỗ. Các chuyên gia chưa rõ danh tính những xác ướp này. Tuy nhiên, phương pháp ướp xác cho thấy đây là những nhân vật giữ vị trí quan trọng hoặc danh giá.

Dấu tích của loài người tiền sử mới (Philippines)

Hang Callao, nơi phát hiện xương và răng người Homo luzonensis. Ảnh: Business Insider.

Hang Callao, nơi phát hiện xương và răng người Homo luzonensis. Ảnh: Business Insider.

Hóa thạch xương và răng trong hang Callao, đảo Luzon, nhiều khả năng thuộc về một loài người thấp bé chưa rõ nguồn gốc. Loài người này được đặt tên là Homo luzonensis, sống Công ty dịch thuật Đồng Nai cách đây 50.000 - 67.000 năm. Phát hiện mới hé lộ thêm thông tin về sự tiến hóa của con người, đặc biệt là ở châu Á.

Xương người Homo luzonensis mang đặc điểm giải phẫu pha trộn giữa các loài người cổ đại và hiện đại. Một số ý kiến cho rằng đây là hậu duệ của người Homo erectus. Tuy nhiên, xương ngón chân của Homo luzonensis lại cong giống người Australopithecus.

Trứng khủng long 66 triệu năm tuổi (Trung Quốc)

Hóa thạch trứng khủng long nằm sát nhau dưới lòng đất. Ảnh: Youtube.

Hóa thạch trứng khủng long nằm sát nhau dưới lòng đất. Ảnh: Youtube.

Học sinh tiểu học Zhang Yangzhe tìm thấy một hòn đá kỳ lạ khi đang chơi ở bờ sông Đông Giang, Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông. Mẹ cậu bé liên hệ với bảo tàng địa phương vì trông nó giống trứng khủng long hóa thạch. Các nhân viên bảo tàng tới kiểm tra và thu được tổng cộng 11 quả trứng. Họ cho rằng đây là ổ của khủng long vì số trứng nằm rất gần nhau.

Đây là một trong những phát hiện mới đáng chú ý ở Hà Nguyên, thành phố nổi tiếng với nhiều dấu tích khủng long, đặc biệt là trứng hóa thạch.

Tàn tích nền văn minh cổ đại trên "đảo kim tự tháp" (Hy Lạp)

Hình dạng giống kim tự tháp của đảo Daskalio. Ảnh: National Geographic.

Hình dạng giống kim tự tháp của đảo Daskalio. Ảnh: National Geographic.

Các nhà khoa học phát hiện dấu tích khu dân cư 4.600 năm tuổi với nhiều tòa nhà, cửa hàng kim khí, hệ thống ống nước tại Daskalio, hòn đảo nhỏ với đường kính 150 m. Họ cho rằng người xưa đã biến hòn đảo thành hình kim tự tháp bằng cách tạo những bậc thang lớn bao quanh rồi xây các công trình trên đó, chủ yếu bằng cẩm thạch.

Cụm công trình tồn tại 1.000 năm trước khi người Minoan, thường được cho là nền văn minh châu Âu đầu tiên, xuất hiện. Kỹ thuật kim khí, xây dựng, đóng tàu tiến bộ cho thấy nền văn minh trên đảo đã tồn tại và phát triển trước đó hàng trăm năm hoặc hơn.

Hình khắc 3.800 năm tuổi trên tường (Peru)

Hình khắc rắn và đầu người trên tường ở Vichama. Ảnh: Gizmodo.

Hình khắc rắn và đầu người trên tường ở Vichama. Ảnh: Gizmodo.

Người xưa khắc hình rắn và đầu người trên bức tường ở lối vào một tòa nhà lớn dùng để tổ chức các nghi lễ. Họ đói khát, sắp chết và muốn cầu xin vị thần nước ban mưa xuống để bạn bè, gia đình và hàng xóm sống sót.

Lời cầu xin của họ có thể đã được đáp lại vì các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một hình khắc cóc giống người, biểu tượng của mưa trong văn hóa Andean xưa. Các hình khắc được tìm thấy ở Vichama, một trong những điểm khảo cổ thuộc nền văn minh Caral.

Thanh kiếm 3.200 năm tuổi dưới đá (Tây Ban Nha)

Thanh kiếm gần như nguyên vẹn sau hàng nghìn năm. Ảnh: Ancient Origins.

Thanh kiếm gần như nguyên vẹn sau hàng nghìn năm. Ảnh: Ancient Origins.

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện thanh kiếm thời Đồ Đồng tại khu khảo cổ Talaiot del Serral de ses Abelles, đảo Majorca, nơi có nhiều công trình cự thạch. Nhiều khả năng một gia đình quý tộc thời xưa đã chôn nó làm vật cúng tế. Đây là thanh kiếm đầu tiên được tìm thấy tại Talaiot del Serral de ses Abelles. Qua hàng nghìn năm, nó vẫn trong tình trạng tốt, trừ một phần lưỡi bị gãy.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu thanh kiếm với hy vọng thu thập thêm thông tin về nền văn minh Talaiotic. Phát hiện này cho thấy vũ khí cũng được dùng làm đồ cúng tế, đồng thời chỉ ra các công trình cự thạch có thể từng là nơi thực hiện nghi lễ tôn giáo.

Tàn tích đền và tàu chứa kho báu dưới biển (Ai Cập)

Tàn tích . Ảnh: Ancient Origins.

Cột chống của một công trình cổ trong thành phố Heracleion. Ảnh: Sun.

Các nhà khảo cổ phát hiện thêm nhiều tàn tích và cổ vật trong chuyến thám hiểm năm nay tại Heracleion và Canopus, hai thành phố cổ chìm dưới biển, gần khu vực châu thổ sông Nile. Họ tìm thấy một đền thờ Hy Lạp, nhiều cột trụ, đồ gốm từ thế kỷ 3 và 4 trước Công nguyên, các đồng tiền bằng đồng trong triều vua Ptolemy II (năm 283-246 trước Công nguyên) tại Heracleion.

Nhóm nghiên cứu cũng mở rộng bản đồ thành phố Canopus khoảng một km nhờ phát hiện thêm tàn tích của vài công trình cổ. Nhiều đồng tiền bằng vàng và đồng, một số trang sức như nhẫn hay khuyên tai cũng được khai quật tại đây.

Thu Thảo (Theo Ancient Origins )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét